Tùy thuộc vào thời gian và nồng độ, dung dịch nano bạc diệt được hoàn toàn 100% các loại vi khuẩn và nấm sau đây
Staphylococcus aureus hay Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương hiếu khí tùy nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả mũi và da. Khoảng 20% dân số loài người là vật mang lâu dài của S. aureus[1] và tỉ lệ có thể lên tới 80% đối với những người làm việc ở các cơ sở y tế, những người sử dụng kim tiêm thường xuyên (như bệnh nhân tiểu đường), bệnh nhân nằm viện và những người có hệ miễn dịch suy yếu [2]. Sắc tố carotenoid staphyloxanthin làm nên tính chất màu vàng của 'S. aureus', vốn có thể thấy được từ các khóm cấy trên thạch của vi khuẩn này. Sắc tố đóng vai trò là một tác nhân độc hại có tính chất chống ôxy hóa giúp cho vi sinh vật không bị chết bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể ký chủ.
Nhiễm trùng Staphylococcus aureus
Một trường hợp loét da và ổ áp-xe chứa đầy mủ do nhiễm trùng SA
Tụ cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điển hình của nhiễm tụ cầu trên da là bệnh chốc lở (Impetigo) và hình thành những ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, và thường là kèm theo chảy mủ. Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp.[4] Những phụ nữ cho con bú có thể bị nhiễm một bệnh do tụ cầu gọi là chứng viêm vú, có thể đưa vi khuẩn vào sữa mẹ. Tụ cầu phải khi xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương nó có thể gây viêm tủy xương. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, nó có thể được chuyển đến các hệ cơ quan trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết), có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.[4]
Mọi người có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng SA, khiến người bệnh bị nôn mửa dữ dội và có thể bị sốt. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất bao gồm trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (gồm trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa.[4]
Sự lây lan
Khuẩn tụ cầu vàng có thể lây lan một cách dễ dàng và nhanh chóng giữa người với người thông qua những tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các đồ vật nhiễm khuẩn như tay nắm cửa, các vật dụng công cộng như ở phòng gym v.v.. và qua hít phải các hạt nước hắt hơi mang khuẩn, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.[5]
Tham khảo chi tiết thêm
Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus
Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh) là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí ôxy, và do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận, sẽ gây ra những hậu quả chết người;[1] vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Vi khuẩn cũng được phát hiện trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông.
Đặc điểm
Đây là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, hình que với khả năng di chuyển một cực.[2] Ngoài việc một là mầm bệnh cơ hội cho con người, P. aeruginosa còn được biết đến như là mầm bệnh cơ hội cho thực vật.[3] P. aeruginosa là loài điển hình thuộc giống Pseudomonas (Migula).[4]
Sinh bệnh học
Là một mầm bệnh cơ hội gây nhiễm trùng bệnh viện tấn công các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, P. aeruginosa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, các vết bỏng, vết thương, và còn gây ra nhiễm trùng huyết.[14]
Nhiễm trùng bệnh viện
Viêm phổi
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng đường niệu
Nhiễm trùng da và mô mềm
Tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudomonas_aeruginosa
Escherichia coli (viết tắt: E. coli) hay trực khuẩn lị là một loài vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng trong môi trường sống trên Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt.[1][2][3] Đa số các chủng E. coli là vô hại mặc dù kí sinh, chỉ một số dòng có thể gây ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột.[4][5] Trong những trường hợp nhất định, chúng còn giúp vật chủ nhờ sản xuất vitamin K2,[6] và chống sự xâm lấn của một vài mầm bệnh khác, tạo nên một mối quan hệ cộng sinh.[7][8]
E. coli thường được nhắc đến chủ yếu vì nó là loài sinh vật mô hình rất quan trọng trong Sinh học hiện đại, đặc biệt trong Di truyền phân tử. Ngoài ra, sự có mặt của chúng trong nguồn nước là một chỉ tiêu quan trọng để đo độ sạch của nước, do E. coli bị thải ra môi trường qua phân, có khả năng tiếp tục tạo nên các quần thể sống tự do, sinh trưởng mạnh trong phân tươi ở điều kiện hiếu khí vài ba ngày rồi mới giảm tăng trưởng.[9][10]
Tham khảo tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli
Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn Gram âm gồm các loài vi khuẩn vô hại, các loài gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, Yersinia pestis, Klebsiella và Shigella. Đây là họ duy nhất của bộ Enterobacteriales thuộc lớp Gammaproteobacteria.[1]
Tham khảo tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Enterobacteriaceae
Vi khuẩn Coliform được định nghĩa là Vi khuẩn Gram âm hình que không có nội bào tử và là vi khuẩn di chuyển được hoặc không di chuyển được, chúng có thể lên men lactose với việc sản xuất axit và khí khi ủ ở 35-37 °C. Do khả năng hạn chế của một số vi khuẩn coliform lên men đường sữa, định nghĩa đã thay đổi thành vi khuẩn có chứa enzyme B-galactosidase. Chúng thường được sử dụng như là một chỉ số về chất lượng vệ sinh của thực phẩm và nước. Coliforms có thể được tìm thấy trong môi trường nước, trong đất và trên thảm thực vật; chúng có mặt phổ biến với số lượng lớn trong phân của động vật máu nóng. Mặc dù bản thân coliform không phải là nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng, chúng rất dễ nuôi cấy và sự hiện diện của chúng được sử dụng để chỉ ra rằng các sinh vật gây bệnh khác có nguồn gốc phân có thể tồn tại. Các mầm bệnh này bao gồm vi khuẩn gây bệnh, vi rút hoặc động vật nguyên sinh và nhiều ký sinh trùng đa bào. Quy trình Coliform được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí.
Candida albicans là một loài nấm có thể gây bệnh, nhưng lại là một thành phần thường gặp ở hệ vi sinh vật đường ruột của con người, hầu như không sinh sản và phát triển ngoài cơ thể con người. Trong các xét nghiệm thông thường, loài này đã được phát hiện trong đường tiêu hóa và miệng ở khoảng 40-60% người lớn khỏe mạnh.[4],[5]
Loài này được chú ý nhiều vì tuy thường là một sinh vật cộng sinh, nhưng lại có thể trở thành gây bệnh (bệnh cơ hội) ở những người bị suy giảm miễn dịch dưới nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Ngoài ra, nó còn gây viêm đường sinh dục cả ở nam và nữ, thậm chí đôi khi gây nguy hại tính mạng, nếu cơ hội cho phép nó phát triển quá mức. Tỷ lệ tử vong là 40% ở những người bệnh nhiễm nấm toàn thân. Hàng năm, ước tính ở Hoa Kỳ có đến 2800 đến 11200 ca tử vong do nấm này. Thêm vào đó, Candida albicans là một loài sinh vật mô hình trong sinh học, đặc biệt là trong di truyền học phân tử (xem thêm ở trang Nhân tố chuyển vị ngược LTR).[6]
Tham khảo tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Candida_albicans
Vibrio cholerae (còn gọi là Kommabacillus) là một loài vi trùng gram âm gây bệnh tả ở người.[1] V. cholerae và các loài khác thuộc chi Vibrio thuộc về lớp gamma của ngành Proteobacteria. Có hai chủng V. cholerae chính, chủng cổ điển và chủng El Tor, và một số nhóm huyết thanh (serogroup) khác.
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020
Các loại vi khuẩn và nấm diệt được 100% từ dung dịch nano bạc.
PUBLISHED ON: tháng 4 05, 2020
BY: Sàn Công Nghệ Việt Nam
IN: Các loại vi khuẩn và nấm diệt được từ nano bạc., slide
Mr Thanh

Sàn Công Nghệ Việt Nam
Tác giả
Thành Hồ - 0931 55 25 33 Email: huuthanh365@hotmail.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét